Hướng dẫn sử dụng thể sai khiến trong tiếng Nhật [2024]

Cách chia động từ thể sai khiến trong tiếng Nhật
Cách chia động từ thể sai khiến trong tiếng Nhật

Thể sai khiến trong tiếng Nhật hay còn được gọi là 使役形(しえきけい)là một trong những thể quan trọng ở ngữ pháp N4 và được vận dụng khá nhiều trong cả văn viết và văn nói. Trong bài viết này, hãy cùng Jellyfish tìm hiểu về cách chia và cách sử dụng thể sai khiến nhé!

1. Cách chia động từ sang thể sai khiến trong tiếng Nhật

Cách chia động từ thể sai khiến trong tiếng Nhật
Cách chia động từ thể sai khiến trong tiếng Nhật

Dưới đây là cách chia động từ sang thể sai khiến trong tiếng Nhật với ba nhóm động từ:

1.1. Động từ nhóm I: V [い] ます→V [あ] + せます

Ví dụ: 

とります   =>とらせます

きります   =>きらせます

ききます =>きかせます 

– Lưu ý: Đối với động từ có chữ い ở cuối thì chuyển thành わ rồi thêm せ

Ví dụ:

うたいます =>うたわせます 

いいます=>いわせます

1.2. Động từ nhóm II: V [え] ます→V [え] + させます

Ví dụ: 

あつめます=>あつめさせます

たべます =>たべさせます

ほめます =>ほめさせます

むかえます =>むかえさせます

おしえます =>おしえさせます

1.3. Động từ nhóm III: 

します ー>させます

きますー>こさせます

Ví dụ: 

電話します => 電話させます。

勉強します => 勉強させます。

Trên đây là cách chia động từ của thể sai khiến trong tiếng Nhật. Trong nội dung dưới đây sẽ là cách dùng và cấu trúc câu để bạn có thể vận dụng khi nói và viết.

2. Cách dùng thể sai khiến trong tiếng Nhật

Thể sai khiến trong tiếng Nhật là tập hợp các mẫu câu được sử dụng để mô tả hành động làm/ khiến hoặc cho phép/ để một người nào đó làm việc gì đó.

Thông thường thể sai khiến thường chỉ sử dụng trong ngữ cảnh người lớn tuổi nói với người nhỏ tuổi ( ngoại trừ một số động từ như: 心配する、困る、びっくり…)

Thể sai khiến được sử dụng dưới dạng: AはB(に・を)~させる và được sử dụng với 2 cách dùng chính là: bắt ép và cho phép.

Trong đó:

 A là người sai khiến, đưa ra yêu cầu bắt buộc, còn B là người bị sai, tức là người thực hiện hành động V.

B sẽ được bổ nghĩa bởi trợ từ 「に」hoặc「を」.

+ Nếu B là đối tượng bị tác động, sai làm hành động gì thì sẽ được bổ nghĩa bởi trợ từ 「を」, tuy nhiên nếu trường hợp động từ đã có trợ từ 「を」 thì B sẽ được bổ nghĩa bởi trợ từ 「に」 để tránh lặp 2 trợ từ 「に」. Vì vậy, thông thường thể sai khiến sẽ được chia thành 2 trường hợp như sau:

+ Tự động từ:   Bを~させる

+ Tha động từ:    Bに~させる

Sau đây, hãy cùng Jellyfish tìm hiểu kỹ hơn về cách dùng và một số cấu trúc thể sai khiến thông dụng trong tiếng Nhật nhé!

2.1. Thể sai khiến được sử dụng với ý nghĩa bắt/ép ai đó làm gì

* Trường hợp có 1 tân ngữ: 

– Cấu trúc: A は B を +  使役形 ( động từ thể sai khiến)

– Ý nghĩa: A bắt/cho phép B làm việc gì 

– Ví dụ:

部長は 私を 出張 (しゅっちょう)に 行かせました。

(Trưởng phòng bắt tôi đi công tác.)

お母さんは 子どもを はやく寝(ね)させます。

(Mẹ bắt con ngủ sớm.)

* Trường hợp có 2 tân ngữ: 

– Cấu trúc: A は B に + [Danh từ] を +  使役形 ( động từ thể sai khiến)

– Ý nghĩa: A bắt B làm việc gì 

– Ví dụ: 

母は毎日(まいにち)私に英語を勉強させる。

(Ngày nào mẹ cũng bắt tôi học tiếng Anh.)

先生は いつも私たちに 宿題を たくさんさせます。

(Cô giáo lúc nào cũng bắt chúng tôi làm nhiều bài tập.)

2.2. Thể sai khiến tiếng Nhật được sử dụng với ý nghĩa cho phép ai đó làm gì

– Cấu trúc: A は B に +[Danh từ] を +  使役形 ( Động từ thể sai khiến)

– Ý nghĩa: A cho phép B làm gì (trường hợp có 2 tân ngữ)

– Ví dụ: 

 先生は 学生に ひらがなで 宿題を 書かせました。

(Giáo viên cho phép học sinh viết bài tập bằng hiragana)

 父は 私に 携帯(けいたい)を 使わせません。

(Bố không cho phép tôi dùng di động.)

2.3. Thể sai khiến trong tiếng Nhật với ý nghĩa yêu cầu/ ra lệnh ai làm gì

-Ý nghĩa: A yêu cầu/ bảo/ ra lệnh cho B làm gì

– Ví dụ: 

社長は山田さんに10ページのレポートを書かせました。

(Giám đốc yêu cầu anh Yamada viết báo cáo 10 trang.)

2.4. Được sử dụng với ý nghĩa làm cho ai/ khiến ai bộc lộ cảm xúc

– Cấu trúc:  A は B を +  使役形 (động từ bộc lộ cảm xúc)

– Ý nghĩa:  A làm cho B …(bộc lộ cảm xúc)

– Ví dụ: 

私は 病気になって、両親を 心配させました。

(Tôi bị bệnh, làm cho bố mẹ lo lắng.)

彼は彼女をびっくりさせました。

(Anh ấy đã làm cho cô ấy giật mình)

2.5. Được sử dụng với ý nghĩa chăm sóc ai đó

– Cấu trúc: A は B に +[Danh từ] を +  使役形 ( Động từ thể sai khiến)

– Ý nghĩa: A cho B làm gì đó

– Ví dụ: 

病気になった子供に薬を飲ませた。

(Tôi cho con đang ốm uống thuốc)

Trên đây là những kiến thức tổng quát về thể sai khiến trong tiếng Nhật bao gồm cách chia và một số cách sử dụng thể. Hy vọng rằng bài viết trên của Jellyfish sẽ giúp bạn học tập tiếng Nhật thật tốt!

Để tìm hiểu thêm về tiếng Nhật cũng như được tư vấn lộ trình tiếng Nhật phù hợp, dừng ngần ngại liên hệ với Jellyfish, chúng tôi luôn hỗ trợ bạn 24/7.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *