Trong ngữ pháp tiếng Nhật N5 bài 10, Jellyfish và các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách thức biểu thị về sự tồn tại của một người hay sự vật nào đó.
1. N が あります/います
– Ý nghĩa: Có N
– Cách dùng: Hai động từ あります/います để chỉ sự sở hữu.
- あります sử dụng khi N là đồ vật
- います sử dụng khi N là người và động vật
– Ví dụ:
1. コンピューターが あります。- Tôi có máy vi tính.
2. 兄が います。- Tôi có anh trai.
2. N1(địa điểm)に N2 が あります/います
– Ý nghĩa: Có N2 ở N1 / Ở N1 có N2
– Cách dùng:
+ Đây là câu miêu tả một sự thật (như quang cảnh, vị trí…)
+ N1 là địa điểm tồn tại của N2 và được xác định bằng trợ từ に
+ Nếu N2 là đồ vật: dùng あります; nếu N2 là người, động vật: dùng います
– Ví dụ:
1. 私 の部屋に 電話があります。- Trong phòng tôi có cái điện thoại.
2. 教 室に 田中さんがいます。- Trong phòng học có bạn Tanaka.
* Cách đặt câu hỏi cho sự tồn tại của người, đồ vật:
N に なにが ありますか。- Ở N (nơi chốn) có cái gì?
N に なにがいますか。- Ở N (nơi chốn) có con gì?
N に だれが いますか。- Ở N (nơi chốn) có ai?
– Ví dụ:
1. かばんに 何が ありますか。- Trong cặp có gì thế?
…本や ペンが あります。- … Có sách và bút.
2. 教 室に だれが いますか。- Trong phòng học có ai thế?
… 鈴木先生が います。- … Có cô Suzuki.
3. N1 は N2 (địa điểm) に あります/います
– Ý nghĩa: N1 ở N2
– Cách dùng:
+ Đây là câu chỉ về nơi tồn tại của người hay vật.
+ N1 được đưa lên làm chủ đề của cả câu.
– Ví dụ:
1. ランさんの電話は うけつけにあります。- Điện thoại của Lan ở quầy tiếp tân.
2. 鈴木さんは 食 堂にいます。- Cô Suzuki ở phòng ăn.
* Chú ý: です thỉnh thoảng được sử dụng thay thế cho động từ chỉ vị trí あります・います khi những động từ đó đã được nói đến hoặc đã xác định.
– Ví dụ:
Dam Sen は どこにありますか。- Đầm Sen ở đâu?
… Sai Gon です。- … Ở Sài Gòn.
4. N1 (vật, người, địa điểm) の N2 (danh từ chỉ vị trí)
– Cách dùng: Cả cụm “N1 のN2” được sử dụng như một danh từ chỉ địa điểm.
– Ví dụ:
1. つくえの上に 本があります。- Ở trên bàn có quyển sách
2. 駅の近くで ともだちと会います。- Tôi gặp bạn ở gần nhà ga.
5. N1 や N2
– Ý nghĩa: N1 và N2
– Cách dùng:
- や dùng để nối các danh từ
- Khác với と dùng để liệt kê toàn bộ, や chỉ liệt kê mang tính chất tượng trưng.
– Ví dụ:
1. きょうしつの中 に つくえや いすが あります。- Trong phòng học có bàn, ghế…
2. かばんの中に ペンや 本が あります。- Trong cặp có bút, sách…
– Đôi khi など được đặt sau danh từ cuối cùng để nhấn mạnh thêm là vẫn còn những vật khác nữa.
– Ví dụ:
きょうしつの中に つくえや いすなどが あります。- Trong phòng học có bàn, ghế…
XEM THÊM:
Trên đây là toàn bộ kiến thức về ngữ pháp tiếng Nhật N5 bài 10. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm về cách biểu thị sự tồn tại của người, con vật hoặc đồ vật trong tiếng Nhật!