Thể た là một trong những thể động từ quan trọng, có thể được sử dụng để biểu thị nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong bài viết này, Jellyfish sẽ giới thiệu đến các bạn các cấu trúc thể ta (thể た) thông dụng trong tiếng Nhật nhé!
I- THỂ TA (THỂ た) TRONG TIẾNG NHẬT
1. Thể Ta trong tiếng Nhật là gì?
Thể Ta (thể た) trong tiếng Nhật là dạng ngắn của động từ có đuôi 「~ました」nên nó sẽ biểu hiện ý nghĩa ở thì quá khứ.
Thể Ta là thể được dùng nhiều trong giao tiếp, văn nói với sắc thái thân thiết, gần gũi.
2. Cách chia thể Ta (thể た) trong tiếng Nhật
* ĐỘNG TỪ NHÓM 1:
– Động từ có kết thúc là 「い、ち、り」trước 「ます」thì bỏ 「ます」, thay bằng 「〜った」
Ví dụ:
洗います → 洗った
待ちます → 待った
作ります → 作った
– Động từ có kết thúc là 「み、に、び」trước 「ます」thì bỏ 「ます」, thay bằng 「〜んだ」
Ví dụ:
読みます → 読んだ
死にます → 死んだ
遊びます → 遊んだ
– Động từ có kết thúc là 「き」trước 「ます」thì bỏ 「ます」, thay bằng 「〜いた」; động từ có kết thúc là 「ぎ」trước 「ます」thì bỏ 「ます」, thay bằng 「〜いだ」
Ví dụ:
急ぎます → 急いだ
– Động từ có kết thúc là 「し」trước 「ます」thì bỏ 「ます」, thay bằng 「した」
Ví dụ:
話します → 話した
出します → 出した
* ĐỘNG TỪ NHÓM 2:
V [え] ます→V [え] + た
Ví dụ:
食べます → 食べた
寝ます → 寝た
* Lưu ý: Một số trường hợp đặc biệt, động từ có đuôi い trước ます nhưng vẫn thuộc động từ nhóm 2
Ví dụ:
おきます (thức dậy) → おきた
みます ( nhìn) → みた
おります ( xuống xe) → おりた
あびます ( tắm) → あびた
おちます (đánh rơi, rụng) → おちた
います (ở) → いた
できます (có thể) → できた
* ĐỘNG TỪ NHÓM 3:
します → した
来ます → きた
Ví dụ:
勉強します→ 勉強した
もってきます→ もってきた
II- MỘT SỐ CẤU TRÚC NGỮ PHÁP THỂ TA TRONG TIẾNG NHẬT
1. Cấu trúc ~たことがある
– Cách kết hợp: V (thể た) + ことがある
– Ý nghĩa: “Đã từng…”
+ Thể khẳng định ( たことがある ): đã từng làm gì đó.
+ Thể phủ định ( たことがない ): chưa từng làm gì đó.
Cấu trúc này được sử dụng để diễn tả về kinh nghiệm đã từng hoặc chưa từng làm gì đó.
– Ví dụ:
1. 桜を見たことがあります。
Tôi đã từng nhìn thấy hoa anh đào.
2. 私は飛行機 (ひこうき)を乗ったことがない。
Tôi chưa từng ngồi máy bay bao giờ.
2. Cấu trúc~たり~たり
– Cách kết hợp: S は/が + [V1] たり、[V2]たり+ します
– Ý nghĩa: “Lúc thì ~ lúc thì ~”
Mẫu câu này được dùng để diễn tả một vài hành động đại diện trong số nhiều hành động mà chủ thể thực hiện, không cần biết hành động nào xảy ra trước.
– Ví dụ:
日曜日はテニスをしたり、映画を見たりします。
Ngày chủ nhật, lúc thì tôi chơi tennis, lúc thì xem phim.
* Bên cạnh việc diễn tả một vài hành động tiêu biểu trong số các hành động, cấu trúc này còn được dùng với các cặp động từ trái nghĩa nhau (đi – về, ăn – ngủ, mưa – tạnh v.v) để mô tả tình trạng hành động lặp đi lặp lại luân phiên nhau.
– Ví dụ:
あめがふったり、やんだりしています。
Trời cứ mưa lại tạnh, mưa lại tạnh.
3. Cấu trúc ~た後 (あと)で
– Cách kết hợp:
V1( thể た) + あとで + V2
Nの +あとで+ V2
– Ý nghĩa: “Sau khi…”
Mẫu câu được dùng để diễn tả sự việc, hành động được diễn ra sau một hành động khác.
– Ví dụ:
1. バスをおりたあとで、忘れ物にきがつきました。
(Sau khi xuống xe bus thì tôi nhận ra là quên đồ)
2. 国へ帰ったあとで、父の会社に入ります。
(Sau khi về nước thì tôi sẽ vào công ty của bố)
4. Cấu trúc ~たほうがいい
– Cách kết hợp: Vた + ほうがいい
– Ý nghĩa: “Nên…”
Mẫu câu được dùng để khuyên nhủ, góp ý cho người nghe. Trong một số trường hợp mẫu câu này mang lại ấn tượng áp đặt đối với người khác, vì thế khi dùng chú ý đến văn cảnh.
– Ví dụ:
1. 疲れたら、早く帰ったほうがいいです。
(Nếu mà bạn mệt thì bạn nên về sớm đi)
2. 夏に水をたくさん飲んだほうがいいです。
(Mùa hè thì nên uống nhiều nước)
5. Cấu trúc~たところだ
– Cách kết hợp: V (thể た) + ところだ
– Ý nghĩa: “Việc gì đó vừa kết thúc”
Mẫu câu này dùng để nhấn mạnh hành động đi kèm vừa mới kết thúc.
– Ví dụ:
1. たった今晩ご飯を食べたところです。
(Tôi vừa mới ăn tối xong)
2. ちょうど家に帰ってきたところで、電話のベルが鳴った。
(Vừa đúng lúc về nhà thì chuông điện thoại reo)
6. Cấu trúc~たばかりだ
– Cách kết hợp: V (thể た) + ばかりだ
– Ý nghĩa: “Vừa mới ~”
Mẫu câu dùng để diễn tả sự việc đã xảy ra rồi, có thể đã diễn ra lâu rồi, nhưng người nói cảm giác mới xảy ra thôi.
– Ví dụ:
1. あの二人は結婚したばかりなのに、離婚してしまった。
(Hai người kia vừa mới kết hôn xong, vậy mà đã chia tay)
2. 起きたばかりなので、何も食べたくない。
(Tôi mới dậy nên không muốn ăn gì)
Trên đây là tổng hợp kiến thức của Jellyfish về các mẫu ngữ pháp sử dụng thể Ta (thể た) trong tiếng Nhật. Jellyfish hy vọng rằng những kiến thức này hữu ích với bạn!
−−−−−−−−−−−−−−−
Văn phòng chi nhánh: Tòa nhà Sholega, 275 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng