[Ngữ pháp N4] Cách chia thể điều kiện trong tiếng Nhật

Cách chia động từ thể sai khiến trong tiếng Nhật
Cách chia động từ thể sai khiến trong tiếng Nhật

Thể điều kiện trong tiếng Nhật là một trong những ngữ pháp quan trọng trong trình độ tiếng Nhật sơ cấp (N4) .  Trong bài viết này, hãy cùng Jellyfish tìm hiểu về cách chia động từ, tính từ, danh từ sang thể điều kiện và một số cấu trúc ngữ pháp về thể điều kiện trong tiếng Nhật bạn nhé!

Thể điều kiện 条件形(ほうけんけい) thường được dùng với ý nghĩa diễn tả sự suy đoán, thể hiện mong muốn của người nói hay một kết quả trong 1 điều kiện nào đó.

Thể điều kiện trong tiếng Nhật
Thể điều kiện trong tiếng Nhật

I – Thể khẳng định – Thể điều kiện trong tiếng Nhật

Trước tiên, hãy cùng Jellyfish tìm hiểu về cách chia của các thể sang thể điều kiện nhé!

1. Cách chia động từ sang thể điều kiện

Dưới đây là cách chia động từ sang thể điều kiện tiếng Nhật với 3 nhóm động từ để bạn tham khảo:

– Động từ nhóm 1:  V [い] ます→ V [え] + ば

Đối với động từ thuộc nhóm 1, chúng ta sẽ bỏ 「ます 」, chuyển âm cuối từ hàng 「い」sang hàng 「え」、sau đó thêm ば。

Ví dụ: 

とります (chụp,lấy)     → とれば

ききます(nghe, hỏi)       → きけば

およぎます(bơi)             → およげば

うたいます(hát)             → うたえば

たちます(đứng)             → たてば

– Động từ nhóm 2: V [え] ます→V [え] + れば

Ví dụ: 

あつめます(Sưu tầm)    → あつめれば

たべます(ăn)                    → たべれば

むかえます(đón)      → むかえれば

* Lưu ý: Một số trường hợp đặc biệt, động từ có đuôi い trước ます nhưng vẫn thuộc động từ nhóm 2

Ví dụ: 

おきます (thức dậy) → おきれば

みます ( nhìn) → みれば

おります ( xuống xe) → おりれば

あびます ( tắm) → あびれば

おちます (đánh rơi, rụng) → おちれば

います (ở) → いれば

できます (có thể) → できれば

しんじます (tin tưởng) → しんじれば

かります   (mượn) → かりれば 

きます (mặc) → きれば

– Động từ nhóm 3: 

きます →  くれば

します →  すれば

Ví dụ: 

さんぽします → さんぽすれば

けっこんします → けっこんすれば

そうじ します →  そうじすれば

2. Cách chia danh từ, tính từ sang thể điều kiện trong tiếng Nhật

Đối với tính từ khi sang thể điều kiện, các bạn sẽ cần chú ý đến 2 loại tính từ đuôi い và tính từ đuôi な:

– Đối với tính từ đuôi い:  Aい → A + ければ

Tính từ đuôi い khi chuyển sang thể điều kiện thì sẽ bỏ い ,thêm ければ

Ví dụ: 

新しい(mới)→  新しければ

多い(nhiều)    →   多ければ

悪い(xấu )   →   悪ければ

* Trường hợp đặc biệt: いい(tốt)  → 良ければ (よければ)

– Đối với tính từ đuôi な: A な→ A + なら

Tính từ đuôi な khi chuyển sang thể điều kiện thì sẽ bỏ な thêm なら

Ví dụ: 

嫌い(な)(ghét)  →  嫌いなら

有名(な)(nổi tiếng) →  有名なら

– Đối với danh từ: N → N + なら

Ví dụ: 

月曜日 (thứ hai) → 月曜日なら

来週(tuần tới)  →  来週なら

II – Thể phủ định – Thể điều kiện trong tiếng Nhật

Đối với dạng phủ định( thể ない) sẽ chia giống như 1 tính từ đuôi い khi chia sang thể điều kiện.

1. Đối với động từ thể phủ định

 Vない → Vなければ

Ví dụ:

話さない → 話 なければ

食べない → 食べなければ

読 まない → 読 まなければ

2. Đối với tính từ

Với thể phủ định, bạn cũng cần chú ý 2 loại tính từ đuôi い và tính từ đuôi な:

– Tính từ đuôi い: Aいくない →  A (bỏ い) + くなければ

Ví dụ:

新しくない →  新しくなければ

悪くない    →   悪くなければ

– Tính từ đuôi な: 

Aな (bỏ な) + ではない/じゃない → A (bỏ な)  +ではなければ/じゃなければ

Ví dụ:

上手じゃない →  上手じゃなければ

簡単じゃない →  簡単じゃなければ

3. Đối với danh từ

Nではない/じゃない →  Nではなければ/じゃなければ

Ví dụ:

月曜日 じゃない →  月曜日じゃなければ   

来週じゃない → 来週じゃなければ

III- Một số cấu trúc ngữ pháp về thể điều kiện trong tiếng Nhật

Nếu trong tiếng Việt chúng ta có mẫu câu “Nếu…thì” cho mẫu câu điều kiện thì trong tiếng Nhật, có khá nhiều mẫu ngữ pháp đều diễn tả ý nghĩa này. Vậy làm thế nào để phân biệt được các dùng chính xác của từng mẫu ngữ pháp cụ thể. Hãy cùng Jellyfish khám phá ngay nhé!

 1. Cấu trúc ~たら thể điều kiện trong tiếng Nhật

– Cách kết hợp: 

[Động từ thể た] + ら

[Tính từ -i (bỏ い) + かった] + ら

[Tính từ-na (bỏ な)/Danh từ + だった] + ら

– Ý nghĩa: “Nếu…thì”

– Cách dùng: Đây là mẫu câu điều kiện, diễn đạt với một điều kiện nhất định thì sẽ có một động tác hay hành vi nào đó sẽ được làm, hoặc một tình huống nào đó sẽ xảy ra, một sự việc, một động tác hay một trạng thái nào đó chắc chắn sẽ diễn ra trong tương lai.

– Ví dụ: 

仕事(しごと)が終ったら、メールをしてください。

(Nếu xong việc thì email cho tôi nhé). 

ひまだったら、部屋(へや)を掃除(そうじ)して。

(Nếu mà rảnh rỗi thì dọn dẹp phòng đi)

2. Cấu trúc ~ば

Cấu trúc ~ば được sử dụng ở thể điều kiện trong tiếng Nhật để diễn đạt việc gì hay hành động gì sẽ xảy ra trong một điều kiện nào đó. Tương đương với câu “nếu … thì…” của nước ta.

– Ý nghĩa: “Nếu…”

– Cách dùng: Mẫu câu này được dùng để diễn đạt việc gì/hành động gì sẽ xảy ra trong một điều kiện nhất định.

– Ví dụ:

+ 時間 (じかん)があれば、かぞくと映画(えいが)を見に行きたいです。

Nếu có thời gian thì tôi muốn đi xem phim cùng gia đình.

+ 安 (やす)ければ、買います。

Nếu mà rẻ thì tôi sẽ mua.

3. Cấu trúc ~なら trong thể điều kiện tiếng Nhật

Cấu trúc này được dùng để diễn đạt thông tin, suy nghĩ của người nói về một chủ đề mà ai đó đã nêu ra trước đó. Giống như “nếu mà…” trong tiếng Việt.

– Cách kết hợp: 

 Động từ thể thường 普通形(ふつうけい) + なら

Tính từ  -i + なら

Tính từ -na /Danh từ + なら

– Ý nghĩa: “Nếu mà/ Nếu là…”

– Cách dùng: Dùng để diễn đạt thông tin, suy nghĩ, nhận định, lời khuyên…của người nói về một chủ đề mà ai đó đã nêu ra trước đó.

Mẫu câu này khác với các mẫu câu như: ~たら, ~ば, ~ と ở chỗ là người nói sẽ dựa vào điều kiện đã nêu lên ở vế 1 để đưa ra mệnh lệnh, mong muốn hay đánh giá của mình ở vế 2.

– Ví dụ: 

+ 明日、雨なら行きませんよ。

(Ngày mai, nếu mưa thì tớ không đi đâu).

+ みんなが行(い)くなら私(わたし)も行(い)く。 

(Nếu mọi người đi thì tôi cũng đi).

+ 夜(よる)ならいつでも家(いえ)にいます。 

(Nếu là buổi tối thì lúc nào cũng có ở nhà).

4. Cấu trúc ~ と

Nhiều bạn sẽ nhầm lẫn cấu trúc này với cấu trúc ~ば nên bạn hãy chú ý nhé!

– Cách kết hợp:

Động từ thể thường (普通形) +  と   

Tính từ -i +  と      

Tính từ-na (bỏ な)/ Danh từ +  と   

– Ý nghĩa: “Hễ mà, khi, nếu…thì”

– Cách dùng: Cấu trúc này dùng để diễn tả những sự việc mang tính tự nhiên, tất yếu nghĩa là khi làm hành động A thì kết quả B sẽ xảy ra, mệnh đề sau [と] không thể dùng để biểu thị ý chí như nguyện vọng, lời mời hoặc yêu cầu…

Hai vế của cấu trúc này thường nói đến các hiện tượng tự nhiên, các sự việc đương nhiên xảy ra hoặc xảy ra theo một cơ chế, tuần tự, thói quen, có tính lặp lại.

– Ví dụ: 

 + 春になると、暖かくなります。

(Đến mùa xuân thì thời tiết sẽ trở nên ấm áp hơn).

+ このボタンを押すと、水が出ます。

(Nếu bấm nút này thì nước sẽ chảy ra).

Trên đây là tổng hợp kiến thức của Jellyfish về cách chia động từ, tính từ danh từ sang thể điều kiện và một số cấu trúc ngữ pháp về thể điều kiện trong tiếng Nhật. Jellyfish hy vọng rằng những kiến thức này hữu ích với bạn!

Nếu như bạn đang cần tìm các khóa học tiếng Nhật cam kết đầu ra, tiết kiệm thời gian và được xây dựng riêng biệt, hãy tham khảo ngay các khóa học của Jellyfish:

Để tìm hiểu thêm về tiếng Nhật cũng như được tư vấn lộ trình tiếng Nhật phù hợp, dừng ngần ngại liên hệ với Jellyfish, chúng tôi luôn hỗ trợ bạn 24/7.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *