Cách sử dụng hậu tố gọi tên trong tiếng Nhật bạn CẦN BIẾT

Cách sử dụng hậu tố gọi tên trong tiếng Nhật
Cách sử dụng hậu tố gọi tên trong tiếng Nhật

Thời gian đầu khi học Nhật ngữ, chắc hẳn ai cũng cảm thấy bối rối với cách xưng hô trong tiếng Nhật. Khi nào thì sử dụng “kun”, “chan”? hay sẽ có những thắc mắc như: Sama, dono trong tiếng Nhật là gì?

Để giúp bạn có thể phân biệt và áp dụng chuẩn nhất, Jellyfish đã tổng hợp toàn bộ kiến thức về xưng hô trong tiếng Nhật cũng như cách dùng của 10 hậu tố xưng hô ngay trong bài viết dưới đây.

1. #3 Nhóm đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật

Tương tự tiếng Việt, tiếng Nhật cũng có 3 nhóm đại từ nhân xưng bao gồm: Ngôi thứ nhất, ngôi thứ 2 và ngôi thứ 3. Với mỗi nhóm đại từ này sẽ có cách xưng hô khác nhau.

Cách sử dụng hậu tố gọi tên trong tiếng Nhật
Cách sử dụng hậu tố gọi tên trong tiếng Nhật

1.1. Đại từ nhân xưng tiếng Nhật ở ngôi thứ nhất

Ngôi thứ nhất được dùng để chỉ chính người đang nói (tiếng Việt sẽ thường là: Tôi, tớ, mình, chúng ta,…)

Đại từ Nhân xưng ngôi thứ nhất trong tiếng Nhật sẽ có 7 cách nói cơ bản nhất và được chia theo giới tính, mức độ lịch sự. Cụ thể như sau:

Tiếng Nhật Phiên âm Nghĩa Cách dùng
わたし Watashi Tôi Được sử dụng phổ biến nhất, có thể áp dụng cả trong các trường hợp thông thường lẫn trang trọng, lịch sự.
あたし Atashi Tôi Được sử dụng khi người nói là phụ nữ. Có ý nghĩa giống Watashi nhưng mang tính điệu đà hơn
ぼく Boku Tôi Được dùng khi người nói là nam giới và dùng khi nói với gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, cách nói này không nên dùng khi nói với bề trên.
わたくし Watakushi Tôi Được sử dụng trong các tình huống cần sự sang trọng, lịch sự. Mang tính lịch sự hơn Watashi.
おれ Ore Tôi/Tao Được dùng khi nói chuyện với bạn bè, người thân thiế, ít tuổi hơn.
わたしたち Watashitachi Chúng tôi Không bao gồm người nghe
われわれ Ware ware Chúng ta Bao gồm người nghe

1.2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ 2 – Cách xưng hô trong tiếng Nhật

Ngôi thứ 2 được dùng để người nói gọi người đang giao tiếp cùng mình (ví dụ: mày, cậu, anh, chị, các bạn,…)

Dưới đây là 7 đại từ nhân xưng ngôi thứ 2 cơ bản và được dùng nhiều nhất:

Tiếng Nhật Phiên âm Nghĩa Cách dùng
あなた Anata Bạn Được sử dụng khi gọi hoặc nói chuyện với một người chưa thân thiết lắm, mối quan hệ xã giao, lịch sự.
あなたがた Anatagata Các bạn/Quý vị/Anh chị Dạng số nhiều của Anata, được dùng trong các tình huống cần sự lịch sự
あなたたち Anatatachi Các bạn/Các người Được dùng trong môi quan hệ khá thân thiết, suồng sã
おまえ Omae Mày Được sử dụng khi nói chuyện với người ngang hàng, bạn bè, người ít tuổi hơn. Cách nói này không được dùng khi mới gặp vì bị cho là thiếu lịch sự
きみ Kimi Em Được dùng khi nói chuyện với người ít tuổi hơn. Đây là cách nói khá thân mật.
てまえ/てめえ Temae, Temee Mày Không nên dùng 2 từ này trong giao tiếp vì đây là cách nói khi chửi bới hoặc sỉ nhục người khác
しょくん Shokun Các bạn Được dùng với người ít tuổi hơn

1.3. Đại từ nhân xưng ngôi thứ 3

Đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 được dùng để người nói nhắc đến những người khác (không phải người nghe) trong cuộc nói chuyện (Ví dụ: Cô ấy, chị ấy, họ,…)

Tiếng Nhật Phiên âm Nghĩa Cách dùng
かれ Kare Anh ấy
かのじょう Kanojou Cô ấy
かられ Karera Họ
あのひと/あのかた Ano hito/ano kata Vị ấy, ngài ấy
かた Kata Bà ấy, cô ấy Đây là cách gọi mang tính lịch sự
あいつ/こいつ Aitsu/Koitsu Hắn ta/thằng này Cách gọi này man g ý nghĩa coi thường, khinh miệt. Không nên sử dụng trong giao tiếp thông thường
あいつら aitsura Chúng nó, bọn nó Mang ý nghĩ khinh miệt, thiếu lịch sự

2.  #10 hậu tố xưng hô trong tiếng Nhật – Dono tiếng Nhật là gì?

Khi tìm hiểu về cách xưng hô trong tiếng Nhật chắc hẳn rất nhiều bạn đã rất bối rối về các hậu tố như “san”, “chan” và cũng có rất nhiều câu hỏi kiểu như: Khi nào thì dùng “san”, khi nào dùng chan trong tiếng Nhật hay “Dono trong tiếng Nhật là gì?”… Tất cả sẽ được tổng hợp và giải đáp qua nội dung dưới đây.

Các hậu tố trong tiếng Nhật thường sẽ được gắn sau tên gọi với cấu trúc chung là:

Tên + Hậu tố

2.1. さん – San trong tiếng Nhật được dùng trong nhiều trường hợp

Hậu tố San trong tiếng Nhật được sử dụng nhiều nhất và có thể dùng trong hầu hết các hoàn cảnh khác nhau. “San” thường sẽ đứng sau tên gọi của người khác (người mà người nói đang nhắc tới).

さん được sử dụng để thể hiện sự lịch sự, tôn trọng chung nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng khi nói về bất cứ ai, nhất là khi bạn không biết sử dụng hậu tố nào.

Ngoài ra, “san” trong tiếng Nhật cũng có thể được dùng sau các danh từ chỉ nơi làm việc, tên công ty, nghề nghiệp, tên động vật,…

Tuy nhiên không nên gắn từ “san” vào chức danh vì sẽ bị cho là khá mất lịch sự.

Ví dụ: 

  • “Mitsubishi-san” khi một công ty, văn phòng nhắc đến văn phòng/công ty Mitsubishi. (Cách dùng này cũng có thể xuất hiện trên bản đồ điện thoại, thẻ tín dụng ở Nhật)
  •  Chú chó nuôi tên Miku có thể được gọi là “Miku-san” (Tuy nhiên cách nói này bị xem là khá trẻ con nên sẽ không phù hợp khi nói trong các bài phát biểu)

Lưu ý thú vị:

  • Nhiều tình huống khi xưng hô trong tiếng Nhật, “san” cũng được phát âm là “han” (はん) theo phương ngữ của vùng Kansai.
  •  Nhiều người trẻ Nhật bản, khi nhắn tin thường thay “san” bằng số 3 (Asahina3) vì số 3 (三) cũng được phát âm là “san”.

2.2. くん – Kun trong tiếng Nhật được dùng để gọi nam giới

Kun trong tiếng Nhật là hậu tố dùng để gọi nam giới và chỉ được dùng khi nói về những người ngang hoặc kém tuổi.

Cách dùng này có thể được dùng để nói về bạn bè, em trai, đồng nghiệp nhỏ tuổi hơn, cấp dưới, bạn trai,…

Cấu trúc: Tên của người được nhắc đến + Kun

2.3. ちゃん – Chan trong tiếng Nhật 

Khi học cách xưng hô trong tiếng Nhật có rất nhiều người hay nhầm lẫn giữa “kun” và “chan”. Tuy nhiên cách dùng sẽ hoàn toàn khác nhau nhé, sai 1 ly là đi 1 dặm.

Chan trong tiếng Nhật được sử dụng để nhắc về nữ giới, những người ít tuổi hơn hoặc ngang hàng (bạn bè thân thiết, các bé gái, cấp dưới, em gái, người yêu….)

Hậu tố này được dùng khi nhắc về người có mối quan hệ khá thân thiết hoặc người mà bạn thân thiết. Không nên sử dụng hậu tố này với người lớn tuổi, người được kính trọng vì sẽ bị xem là thô lỗ.

Cấu trúc: Tên người được nhắc đến + Chan

2.4. さま – Sama trong tiếng Nhật để thể hiện sự tôn trọng

Sama cũng được sử dụng cho cả nam và nữ, tương tự như “san” nhưng mang ý nghĩa tôn trọng và lịch sự hơn rất nhiều.

Sama trong tiếng Nhật được dùng để chỉ người có địa vị cao hơn mình, khách hàng, bề trên, người lớn tuổi hoặc người mà mình ngưỡng mộ.

Bạn cũng có thể bắt gặp hậu tố này sau tên của người nhận trên bưu thiếp hoặc email.

Sama cũng được dùng khi nói đến chính bản thân mình. Tuy nhiên, cách nói này thể hiện sự kiêu ngạo thái quá và bạn không nên sử dụng.

Cấu trúc: Tên + Sama

2.5. Shi (し) được dùng như nào khi xưng hô trong tiếng Nhật

Là cách nói lịch sự nằm giữa “san’ và “sama”. Cách dùng này thường xuất hiện trong các văn bản, bài phát biểu (bài tin tức, văn bản pháp luật, chuyên ngành,…) và thường được nhắc về một người không quen biết, không thân thiết (thường là được biết đến thông qua các tác phẩm chứ chưa gặp trực tiếp).

Nếu đã sử dụng tên của một người với “shi’ thì sau đó bạn hoàn toàn có thể gọi “shi’ một cách độc lập không kèm tên (với điều kiện chỉ có 1 người được nhắc đến).

2.6. Jisan/Basan được dùng khi nói về người trung niên, lớn tuổi

Bạn có thể dùng các hậu tố này để nhắc đến các cô chú hoặc những người lớn trung niên. Jisan/Basan cũng được dùng khi nhắc đến ông bà nội, ông bà ngoại và những người quen lớn tuổi hơn bạn.

2.7. Dono trong tiếng Nhật là gì? (どの)

Khi học tiếng Nhật giao tiếp, đặc biệt khi theo dõi các bộ anime, chắc hẳn bạn đã có lần thắc mắc “Dono trong tiếng Nhật là gì?” vì trong sách thường không dạy từ này.

Trong xưng hô tiếng Nhật, “Dono” có nghĩa là “chúa tể”, “ngài”, “đại nhân” thường được dùng vào thời phong kiến Nhật Bản khi xưng hô với bề trên.

Cách nói này không còn được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hằng ngày nữa mà chỉ được dùng trong các bộ hoạt hình, các câu chuyện vui để cường điệu về tuổi tác của người được nói đến.

Một số hậu tố cũng được sử dụng phổ biến thời phong kiến: No kimi (chỉ vương công, nữ quý tộc), Ue ( bề trên).

2.8. せんぱい – Senpai trong tiếng Nhật – Cách xưng hô trong tiếng Nhật

Senpai có nghĩa là ‘tiền bối”, được sử dụng khi nói đến những đồng nghiệp, đồng sự của một người trong trường học, câu lạc bộ, công ty,..

Ví dụ:

  • Trong trường học, các anh chị khóa trên sẽ được gọi là senpai (hạn học cùng cấp không được gọi theo cách này)
  •  Trong công ty, người có kinh nghiệm hơn cũng được gọi là senpai (người chủ không được gọi là senpai).

Trái ngược với “senpai”, “Kōhai” có nghĩa là hậu bối, được dùng để nói về người có ít kinh nghiệm hơn, học sinh khóa sau,… Tuy nhiên không được dùng như một hậu tố xưng hô, để dùng cho chức năng này người ta sẽ dùng “kun”

2.9. ちゃま- Chama – Cách xưng hô trong tiếng Nhật

Chama trong tiếng Nhật được dùng để thể hiện sự kính trọng, ngưỡng mộ với người có tài năng trong một lĩnh vực nào đó, được dùng cả khi người đó kém tuổi hơn người nói.

Cách nói này thường không phổ biến và ít được sử dụng.

2.10. せんせい – Sensei dùng để nói về giáo viên

Sensei chắc hẳn là hậu tố rất quen thuộc với những bạn đang theo học tiếng Nhật, có nghĩa là “tiên sinh”, “người sinh trước”. Hậu tố này thường được dùng để gọi giáo viên, bác sĩ, nhà văn, họa sĩ,…. Cách nói này thể hiện sự kính trọng, ngưỡng mộ với những người đã đạt được trình độ nhất định trong chuyên môn của mình.

Ngoài ra, từ này cũng được sử dụng trong võ đường ở Nhật để chỉ người đứng đầu võ đường. Sensei cũng có thể được dùng như một danh hiệu độc lập chứ không phải chỉ là một hậu tố. 

Để tìm hiểu thêm về tiếng Nhật cũng như được tư vấn lộ trình tiếng Nhật phù hợp, dừng ngần ngại liên hệ với Jellyfish KhoaHocTiengNhat, chúng tôi luôn hỗ trợ bạn 24/7.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *