Hướng dẫn viết hồ sơ thi JLPT chi tiết A-Z mới nhất 2024

Hồ sơ JLPT gồm những gì? Cần chuẩn bị gì khi thi JLPT
Hồ sơ JLPT gồm những gì? Cần chuẩn bị gì khi thi JLPT

Bạn đang chuẩn bị tham gia kỳ thi JLPT và muốn biết hồ sơ thi JLPT gồm những gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin giúp bạn hoàn thiện hồ sơ dễ dàng.

1. Hồ sơ thi JLPT là gì?

Hồ sơ thi JLPT là tài liệu cần thiết mà các thí sinh có mong muốn dự thi JLPT cần sử dụng để đăng ký tham gia thi JLPT. Thí sinh cần hoàn thiện đầy đủ hồ sơ dự thi JLPT và gửi về các trung tâm tổ chức thi JLPT vào ngày quy định (thường sẽ khoảng 3 tháng trước khi kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT được diễn ra).

Mỗi thí sinh sẽ có một bộ hồ sơ, dùng để ghi lại những thông tin cá nhân cần thiết theo yêu cầu để phục vụ cho việc đăng ký dự thi JLPT.

Hồ sơ JLPT gồm những gì? Cần chuẩn bị gì khi thi JLPT
Hồ sơ JLPT gồm những gì? Cần chuẩn bị gì khi thi JLPT

2. Hồ sơ thi JLPT gồm những gì?

Một bộ hồ sơ đăng ký dự thi JLPT đầy đủ bao gồm:

  1. Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân: photo thành 2 bản
  2. 02 phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ để Ban tổ chức thi gửi thẻ dự thi cùng giấy báo dự thi cho thí sinh.
  3. 02 ảnh 3×4 (Ảnh nền trắng, chụp trong vòng 6 tháng trở lại)
  4. Mẫu hồ sơ đăng ký dự thi điền đầy đủ các thông tin

3. Hồ sơ thi JLPT bao nhiêu tiền? Mua hồ sơ thi JLPT ở đâu?

Một bộ hồ sơ dự thi JLPT có giá là 30.000 VNĐ. Thí sinh có thể mua hồ sơ JLPT tại các địa điểm sau:

Hà Nội – Khoa tiếng Nhật Phòng 305, nhà C, Đại học Hà Nội (Km9, Nguyễn Trãi, Nam Từ Liêm)

– SĐT: (84-24) 3.8544.338.

– Khoa ngôn ngữ và văn hóa Phương Đông: Tầng 2, nhà A4, Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Quốc Gia Hà Nội (Số 2 Đường Phạm Văn Đồng – Quận Cầu Giấy)

– SĐT: 84-24-3754- 8874 (308) hoặc (+8424).3754.7269.

Huế – Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Huế (57 Nguyễn Khoa Chiêm, phường An Cựu)

 – SĐT: 0234.3830677 hoặc 0914 986 949 – 0914 172 246.

Đà Nẵng Khoa Nhật – Hàn – Thái, Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng (131 Lương Nhữ Hộc, quận Cẩm Lệ)

– SĐT: (+84) 236.369.9324 hoặc (+84).236.369.9341.

TP. Hồ Chí Minh Trung tâm ngoại ngữ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn HCM (10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1)

– SĐT: (028) 38 222 550.

4. Hướng dẫn cách điền hồ sơ thi JLPT chi tiết nhất 

Trong hồ sơ đăng ký dự thi JLPT có 32 mục cần điền đã được đánh số thứ tự. Bạn cần điền thông tin chính xác và đúng theo hướng dẫn vào những chỗ trống đó để có một bộ hồ sơ dự thi hoàn chỉnh.

4.1. Các mục cần điền trong hồ sơ thi JLPT

Mục số 1: Trình độ dự thi JLPT: Thí sinh tiến hành điền trình độ mà bản thân muốn đăng ký thi N1, N2, N3, N4, N5.

Mục số 2: Địa điểm thi: Thí sinh điền địa điểm thi mong muốn của mình, hiện nay có 4 địa điểm thi tại: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

Mục số 3: Họ tên thí sinh – viết tên của mình bằng chữ in hoa không dấu (lưu ý có dấu cách giữa từng từ)

Mục số 4: Giới tính: Tick vào ô Female nếu bạn là nữ, tick vào ô Male nếu bạn là nam.

Mục số 5: Ngày tháng năm sinh: Thí sinh tiến hành điền lần lượt thứ tự ngày sinh, sau đó đến tháng sinh và cuối cùng là năm sinh (lưu ý rằng nếu tháng sinh và ngày sinh của bạn chỉ có một chữ số thì phải thêm số 0 vào phía trước).

Mục số 6: Mật khẩu: Thí sinh chọn mật khẩu đơn giản, dễ nhớ, gần gũi nhất với bản thân (thường dùng ngày tháng năm sinh)

Mục số 7: Ngôn ngữ: Người Việt Nam sẽ điền mã số là 142.

Mục số 8: Địa chỉ: Thí sinh tiến hành điền địa chỉ muốn nhận phiếu dự thi (viết bằng tiếng Việt không dấu), ghi rõ ràng số điện thoại và email đề phòng có sai sót xảy ra, bên kiểm duyệt hồ sơ thi JLPT có thể liên lạc lại với bạn để thông báo. Thí sinh bỏ trống mục POSTAL CODE.

 Trong phần ghi địa chỉ có chia thành các dòng:

  • Dòng 1: viết số nhà, tên đường, tên phường,  quận (huyện)
  • Dòng 2: viết tên tỉnh (thành phố)
  • Dòng 3: viết tên nước (Postal code (mã bưu điện) để trống vì Việt Nam không có mã bưu điện)
  • Dòng 4: viết số điện thoại và số fax (nếu có)
  • Dòng 5: viết địa chỉ e-mail

Mục số 9: Nơi học tiếng Nhật: Thí sinh ghi rõ tên nơi bản thân đã theo học hay đang học tiếng Nhật.

– Mục số 10: Địa điểm học tiếng Nhật: Thí sinh tiến hành lựa chọn một trong những địa chỉ cho sẵn phía bên dưới mục này.

(1) Học tiếng Nhật tại trường cấp 1

(2) Học tiếng Nhật tại trường cấp 2, cấp 3

(3) Học chuyên ngành tiếng Nhật tại trường Đại học, Cao đẳng

(4) Học tiếng Nhật tại trường Đại học, Cao đẳng nhưng không chuyên

(5) Học tiếng Nhật tại các trung tâm đào tạo khác

(6) Trường hợp khác

– Mục số 11: Lý do đăng ký thi JLPT: Thí sinh chọn một trong những phương án được ghi bên dưới mục số 11 trong hồ sơ.

(1) Cần thiết để vào đại học, cao học tại Việt Nam

(2) Cần thiết để vào đại học ở Nhật Bản

(3) Cần thiết cho việc thi tuyển hoặc để chứng minh năng lực của bạn với để đáp ứng các cơ sở giáo dục khác tại Việt Nam

(4) Cần thiết để chứng minh năng lực tiếng Nhật hoặc để vào học tại các cơ sở giáo dục ngoài đại học và cao học tại Nhật Bản

(5) Cần thiết trong công việc hoặc để được thăng tiến, tăng lương tại Việt Nam

(6) Cần thiết trong công việc hoặc để được thăng tiến, tăng lương tại Nhật Bản

(7) Để biết năng lực tiếng Nhật hiện tại của bản thân

(8) Lý do khác

– Mục số 12: Nghề nghiệp: Thí sinh điền các số từ 1 – 6 theo quy tắc dưới đây:

(1) Học sinh cấp 1

(2) Học sinh cấp 2, cấp 3

(3) Sinh viên cao đẳng, đại học, cao học 

(4) Học viên của các trung tâm đào tạo tiếng Nhật khác

(5) Người đang đi làm

(6) Các trường hợp khác

– Mục số 13: Các loại ngành: Thí sinh tiến hành trả lời câu hỏi này ở mục số 13 nếu mục số 12 bạn chọn nghề nghiệp của bản thân là người đang đi làm, điền số từ 1-7 tương ứng với công việc của bạn; các bạn khác hãy bỏ trống, không cần điền. 

(1) Dùng tiếng Nhật để giảng dạy tiếng Nhật

(2) Dùng tiếng Nhật làm việc trong cơ quan nhà nước

(3) Dùng tiếng Nhật trong các doanh nghiệp như doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, truyền thông,…

(4) Dùng tiếng Nhật trong các ngành dịch vụ như du lịch…

(5) Dùng tiếng Nhật làm trong các ngành khác với các nghề từ 1-4

(6) Không sử dụng tiếng Nhật trong công việc

Mục số 14: Phương tiện tiếp xúc với tiếng Nhật: hãy điền các số từ 1–9 tương ứng với cách bạn tiếp xúc với tiếng Nhật, mục này có thể chọn nhiều hơn một câu trả lời:

(1) Chương trình thời sự, phim tài liệu trên TV

(2) Kịch, phim truyền hình

(3) Hoạt hình (anime)

(4) Sách báo 

(5) Sách (trừ sách giáo khoa, giáo trình)

(6) Truyện tranh (manga)

(7) Internet

(8) Phương tiện khác

(9) Chỉ tiếp xúc với tiếng Nhật trong giờ học

– Mục số 15 – 20: 6 mục này yêu cầu bạn trả lời những tương tác của mình với các đối tượng giao tiếp tiếng Nhật khác nhau, có thể khoanh nhiều mục tùy vào tình hình thực tế của thân.

Mục số 21 – 30: Điền đầy đủ thông tin thi JLPT: Nếu bạn đã từng thi JLPT, thì hãy điền đầy đủ thông tin, cả việc đỗ hay trượt.

Mục số 32: Ký tên: Thí sinh tiến hành ký và ghi rõ họ tên, ngoài ra bạn còn phải điền đầy đủ ngày tháng hoàn thành hồ sơ theo thứ tự năm đến ngày và đến tháng.

Mục số 33: Bạn muốn nhận kết quả tại địa chỉ nào?

  • Thí sinh viết tên bằng chữ in hoa không dấu
  • Thí sinh viết địa chỉ bằng tiếng Việt không dấu, viết kèm theo số điện thoại.

Chú ý: Ghi rõ địa chỉ nhận phiếu báo dự thi mong muốn trên cả 2 phong bì, sau đó xếp và ghim lại.

4.2. Những lưu ý cần thiết khi viết hồ sơ đăng ký dự thi JLPT

– Bộ hồ sơ gồm 5 tờ liền nhau, dưới tờ đầu tiên bạn sẽ đặt giấy than để in xuống các tờ còn lại, vì vậy, tờ đầu tiên bạn cần nhấn mạnh tay một chút cho thông tin in xuống được rõ ràng.

– Bạn nên lưu ý viết đúng theo như tờ mẫu hướng dẫn 

– Trong quá trình viết hồ sơ dự thi JLPT, bạn cần lưu ý về cách viết tên ( tên của thí sinh phải được viết rõ ràng như ảnh đính kèm), viết con số ( viết số theo quy định của Nhật Bản):

  • Số 1 của Nhật Bản sẽ không có dấu gạch ngang ở dưới.
  • Số 2 của Nhật Bản sẽ không có dấu móc.
  • Số 7 của Nhật Bản sẽ không có dấu gạch ngang.

– Vừa viết bạn nên vừa đối chiếu từng mục một cách cẩn thận, tỉ mỉ để tránh thiếu sót.

– Để có thể tra kết quả thi online, các bạn hãy điền đầy đủ thông tin vào mục số 6, đó chính là mật khẩu. Mật khẩu bạn nên đặt đơn giản, dễ nhớ.

– Ngoài ra, bạn nên dùng hồ nước để dán ánh, tránh tình trạng bị bong tróc khi dán ảnh bằng hồ khô hoặc băng dính hai mặt.

Trên đây, Jellyfish đã giải đáp thắc mắc về hồ sơ thi JLPT gồm những gì cũng như hướng dẫn các bạn hoàn thiện hồ sơ một cách chi tiết nhất! Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn!

KHOÁ HỌC TIẾNG NHẬT

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *