NGỮ PHÁP TIẾNG NHẬT N5 BÀI 17 – GIÁO TRÌNH MINNA NO NIHONGO

Trong ngữ pháp tiếng Nhật N5 bài 17, Jellyfish và các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu về các động từ thể [ない] cùng một số cấu trúc ngữ pháp đi kèm. Để nắm chi tiết hơn về nội dung ngữ pháp, hãy cùng đọc bài viết ngay dưới đây nhé!

1. Cách chia động từ phủ định dạng ngắn (thể ない)

– Động từ đi với ない được gọi là thể ない (còn gọi là động từ phủ định dạng ngắn).

Cách chia :

  • Nhóm I : là các động từ đều có vần [-i] đứng trước ます. Để chuyển sang thể ない chỉ cần thay thế [-i] bằng vần [-a]. Trường hợp đặc biệt, những động từ có đuôi là thì chuyển thành わ. 

Ví dụ:

-ます→  あ-ない

-ます→  か-ない

いそ-ます→ いそ-ない

はな-ます→  はな-ない

あそ-ます→  あそ-ない

-ます→   と-ない

  • Nhóm II: bỏ [-ます] thêm ない

Ví dụ:

たべ-ます  → たべ-ない

み-ます    →  み-ない

  • Nhóm III:

    し-ます → し-ない

          き-ます → こ-ない

Ví dụ:

べんきょうします → べんきょうしない

 

2. V ないでください

– Ý nghĩa: Xin đừng…

– Cách dùng: khi muốn khuyên hay yêu cầu ai không làm gì việc gì đó.

– Ví dụ:

1. 私は 元気ですから、心配しないでください。- Tôi khỏe lắm nên đừng lo lắng.

2. ここで 写真を 撮らないでください。- Xin đừng chụp ảnh ở đây.

 

3. Vなければなりません

– Cách chia: động từ chia sang thể ない, bỏ い+ ければ なりません

Ý nghĩa: phải…, bắt buộc phải…

Cách dùng: Mẫu câu này biểu thị một việc coi như nghĩa vụ phải làm, bất chấp ý hướng của người làm.

* Chú ý: Mặc dù động từ chia ở dạng phủ định nhưng cả câu không mang nghĩa phủ định (thực chất là phủ định của phủ định => “không làm gì thì không được”)

– Ví dụ:

1. 薬を 飲まなければなりません。- Phải uống thuốc.

2. 毎日 日本語を勉強しなければなりません。- Hàng ngày (tôi) phải học tiếng Nhật.

 

4. V なくてもいいです

– Ý nghĩa: không cần … cũng được

Cách dùng: biểu thị sự không cần thiết của hành vi mà động từ diễn tả.

– Ví dụ:

1. 明日 来なくても  いいです。- Ngày mai bạn không đến cũng được.

2. 土曜日の午後 勉強しなくても いいです。- Chiều thứ 7 không học cũng được.

* Mở rộng: Áp dụng mẫu câu này ở thể nghi vấn, ta sẽ được câu hỏi, xin phép không làm gì có được không.

– Ví dụ:

1. 明日 来なくても いいです。- Ngày mai không đến cũng được chứ ạ?

2. 土曜日の午後 勉強しなくても  いいです。- Chiều thứ 7 không học có được không ạ?

 

5. N (tân ngữ) は

Ý nghĩa: đưa tân ngữ lên làm chủ đề nhằm nhấn mạnh ý muốn diễn tả

– Cách dùng: vì được đưa lên làm chủ đề nên trợ từ của tân ngữ được thay bằng

– Ví dụ:

ここに 荷物 置かないでください。- Đừng để hành lý ở đây.

=> 荷物ここに 置かないでください。- Hành lý thì xin đừng để ở đây.

 

6. N(thời gian)までに V

 

Ý nghĩa: chậm nhất, trễ nhất, trước (thời điểm)

Cách dùng: chỉ rõ thời gian cuối mà một hành động hay một công việc phải được tiến hành. Có nghĩa là, hành động hay công việc phải được tiến hành trước thời hạn được chỉ định bởi までに.

– Ví dụ:

1. 会議は 5時までに 終わります。- Cuộc họp sẽ kết thúc trước 5 giờ.

2. 土曜日までに 本を 返さなければなりません。- Phải trả sách trước thứ 7.

XEM THÊM:

Trên đây là toàn bộ kiến thức về ngữ pháp tiếng Nhật N5 bài 17. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm về các động từ thể [ない] cũng như biết vận dụng những mẫu ngữ pháp sử dụng động từ thể [ない] vào trong giao tiếp tiếng Nhật hàng ngày!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *