NGỮ PHÁP TIẾNG NHẬT N5 BÀI 16 – GIÁO TRÌNH MINNA NO NIHONGO

Trong ngữ pháp tiếng Nhật N5 bài 16, Jellyfish và các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách nối các động từ, danh từ, tính từ và một số cấu trúc ngữ pháp thú vị nữa nhé!

1. V1て、V2 て…V ます

– Ý nghĩa: Làm V1 rồi làm V2,… – Cách nối 2 hay nhiều động từ (thể hiện ý liệt kê hành động)

– Cách dùng:

+ Mẫu câu sử dụng để liệt kê các hành động xảy ra theo trình tự thời gian, hành động đứng trước xảy ra trước.

+ Thì của cả câu được chia ở động từ cuối cùng.

– Ví dụ:

1. 毎朝 ジョギングをして、シャワーを浴びて、学校へ行きます。- Hàng sáng tôi chạy bộ rồi tắm sau đó đến trường.

2. きのう Vicom へ行って、友だちにあって、映画を見ました。- Hôm qua tôi đến Vincom, gặp bạn và xem phim.

 

2. Cách nối tính từ với tính từ, danh từ với danh từ trong tiếng Nhật

– Cấu trúc: 

 Tính từ đuôi い ( bỏ い ) => ~くて、~

Tính từ đuôi な (bỏ な) => で、~

Danh từ => で、~

– Cách dùng:

+ Khi nối 2 hay nhiều tính từ của cùng 1 chủ thể, nếu đi trước là tính từ đuôi いthì đuôi いsẽ được bỏ đi thay thế bằng くて, các tính từ có thể được cách nhau bởi dấu phẩy ( 、).

大きい   新しい    =>  大きくて、新しい (to và mới)

小さい    古い       =>  小さくて、古い  (nhỏ và cũ)

いい        安い       => よくて、安い (tốt và rẻ)

+ Khi nối 2 hay nhiều tính từ của cùng 1 chủ thể, nếu đi trước là tính từ đuôi な thì đuôi な sẽ được bỏ đi thay thế bằng で, các tính từ có thể được cách nhau bởi dấu phẩy ( 、).

元気(な)     若い                 =>      元気で、若い   (khỏe và trẻ)

有名(な)     きれい(な)   =>      有名で、きれい (nổi tiếng và đẹp)

– Cách nối đó có nghĩa là “ và ” vì vậy không sử dụng để nối 2 câu có ý nghĩa trái ngược.

– Thì của cả câu được chia ở câu đứng sau.

– Ví dụ:

1. 鈴木さんは  若くて、元気です。- Cô Suzuki trẻ và khỏe mạnh.

2. ハノイは 人が多くて、にぎやかです。- Hà Nội đông người và nhộn nhịp.

3. Hue は 静かで、きれいな町です。- Huế là thành phố yên tĩnh và đẹp.

4. 田中さんは 日本人で、留学生です。- Anh Tanaka là người Nhật và là lưu học sinh.

* Chú ý: Riêng cấu trúc với danh từ, không nhất thiết chỉ sử dụng khi có cùng chủ ngữ, có thể là 2 câu có chủ ngữ khác nhau (trong trường hợp này, nó sẽ trở thành cách kết hợp 2 câu với nhau).

– Ví dụ:

カリナさんは 研修生で、マリアさんは主婦です。- Karina là tu nghiệp sinh còn Maria là vợ.

 

3. V1てから、V2 ます

Ý nghĩa: Làm V1 rồi làm V2 / Sau

Cách dùng:

+ Mẫu câu này cũng diễn tả sự liên tiếp của hành động nhưng nhấn mạnh hành động thứ nhất kết thúc rối mới đến hành động 2.

+ Thì của cả câu được quyết định ở cuối câu.

– Ví dụ:

1. 国へ帰ってから、父の会社で働きます。- Sau khi về nước tôi sẽ làm việc ở công ty của bố.

2. コンサートが 終わってから、レストランで 食事しました。- Sau khi kết thúc buổi biểu diễn âm nhạc tôi đã ăn ở nhà hàng.

 

4. N1 は N2 が Adj

– Cách dùng: Mẫu câu này dùng để miêu tả cụ thể một thành phần, một bộ phận của 1 vật hoặc người.

– Ví dụ:

1. Hue は 食べ物が   おいしいです。- Đồ ăn Huế ngon.

2. マリアさんは 髪が 長いです。- Maria có mái tóc dài.

3. 田中さんは 背が 高いです。- Bạn Tanaka cao.

 

5. どうやって

Cách dùng:

Đây là từ để hỏi cho cách làm, phương thức làm một việc nào đó và có nghĩa là “ Làm thế nào”.

Để trả lời cho câu hỏi này thường sử dụng mẫu câu số 1.

– Ví dụ:

1. 大学までどうやって  行きますか。- Đến trường bạn đi thế nào?

…バス乗り場まで 5分ぐらいあるいて、16番のバスに乗って、大学前でおります。- …Tôi đi bộ khoảng 5 phút đến bến xe bus, lên xe số 16 và xuống ở đằng trước trường.

 

6. どの N

– Cách dùng:

+ Trước đây đã học các từ この、その、あの どの là từ để hỏi cho các từ đó và có nghĩa là “nào”.

+ Đằng sau どの luôn là một danh từ.

– Ví dụ:

田中さんは どの人ですか。- Tanaka là người nào?

…あの背が高くて、髪が 黒い人です。- …Là người cao và tóc màu đen.

XEM THÊM:

Trên đây là toàn bộ kiến thức về ngữ pháp tiếng Nhật N5 bài 16. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm về cách nối tính từ, động từ, danh từ và vận dụng chúng vào giao tiếp tiếng Nhật hằng ngày!

 

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *